Khuyến nông Ninh Bình
Thứ ba, 16/07/2024

Chào mừng 30 năm thành lập Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình (1993-2023) 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XƠ VỎ KEO LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI BÒ

Thứ năm, 07/12/2023 388
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

     Trong chăn nuôi hiện nay việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường được các hộ chăn nuôi quan tâm áp dụng, một trong các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường có hiệu quả là làm đệm lót sinh học (ĐLSH) từ các phế phụ phẩm nông, công nghiệp, sẵn có trên địa bàn.

     Đối với chăn nuôi bò ĐLSH giúp giảm nhân công vệ sinh chuồng trại, giảm tiền điện, nước, vật nuôi được vận động trên đệm lót không bị hiện tượng trượt, ngã. Lượng ĐLSH sau sử dụng là nguồn phân bón hữu cơ có giá trị. 

     Nguyên liệu làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò được vận chuyển đến gần chuồng hoặc vào trong chuồng cần làm đệm lót sinh học (ĐLSH). Nơi để vật liệu phải cao ráo, được che phủ bạt tránh mưa ướt.

    1. Chuẩn bị nguyên liệu: 

     Nguyên liệu là xơ vỏ keo, men vi sinh, rỉ mật đường mục đích làm tăng hiệu quả của men vi sinh trong quá trình ủ nguyên liệu. Tính toán lượng nguyên liệu phù hợp với diện tích nền chuồng. Công thức ủ như sau:

1 tấn xơ vỏ keo + 1 kg men vi sinh + 4 kg rỉ mật đường + 300 lít nước.

     Lượng xơ vỏ keo cần để làm đệm lót là 125- 135kg/m2, độ dày 45-50 cm.

    2. Các bước làm đệm:

     Bước 1. 

     Đưa lượng xơ vỏ keo vào nền chuồng đổ thành đống cao 0,8- 1m

     Bước 2. Phối trộn và ủ nguyên liệu

     Hoà men vi sinh với nước cùng mật rỉ đường thành hỗn hợp, có thể dùng thùng phuy, bể… để pha loãng. Ủ trong 1- 2 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường. nếu nhiệt độ môi trường cao thì ủ 1 ngày.

     Sau 1- 2 ngày thì tiến hành tưới hỗn hợp men đã ủ lên trên bề mặt đệm chuồng làm nhiều lượt. Có thể dùng bình ô roa, xô chậu hoặc máy bơm để tưới. Nếu thấy nước chảy rỉ xuống nền bê tông thì dừng lại, sau 1-2 giờ lại tưới tiếp cho hết hỗn hợp còn lại. Ủ 3 ngày. Nếu nhiệt độ môi trường cao (mùa hè) thì không cần che phủ bạt.

     Sau khi ủ được 3 ngày tiến hành đảo trộn, đảo từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên để trộn đều nguyên liệu và tránh nhiệt độ lên quá cao.

     Bước 3. Sử dụng đệm lót. Sau ủ 10 ngày tiến hành san đều lớp đệm để có độ dày 40-50cm và thả bò, mật độ nên thả 8 m/con đối với con trên 300 kg.

    3. Bảo dưỡng đệm lót:

      Mật độ thả 8 m2/con, về mùa đông có thể thả mật độ dày hơn. Khi thấy bề mặt đệm lót có hiện tượng dẻo, ướt thì tiến hành cào đảo lớp đệm lót và bổ sung thêm nguyên liệu. Có thể dùng máy xúc, máy làm đất để cào đảo.

Tạ Xuân Anh - Trung tâm Khuyến nông

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?