BIỆN PHÁP CHÔNG NÓNG CHO THỎ
Nhiệt độ thích hợp để thỏ sinh trưởng và phát triển là từ 20-28,50C. Do thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, nếu nhiệt độ không khí tăng nhanh và kéo dài trên 350 C thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt, khi đó thỏ dễ bị cảm nóng. Biểu hiện nằm doãi 2 chân sau, thở gấp, giãy giụa và chết thường xảy ra ở thỏ vỗ béo và thỏ chửa.
Đối với những chuồng có mái thấp, kém thông thoáng và không có biện pháp chống nóng hữu hiệu thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thỏ nói riêng.
Vì vậy để đảm bảo cho đàn thỏ sinh trưởng phát triển khi nhiệt độ môi trường tăng cao trong các tháng mùa hè cần thực hiện một số biện pháp sau:
1, Chống nóng cho chuồng nuôi:
– Nuôi nhốt thỏ với mật độ hợp lý. Đảm bảo khoảng cách giữa các dãy chuồng từ 1m trở lên tùy thuộc vào kiểu chuồng kín hay chuồng hở.
– Đặt thiết bị đo nhiệt, độ ẩm trong chuồng nuôi để tiện theo dõi điều chỉnh.
– Sử dụng rơm rạ, trồng cây dây leo che mái hoặc dùng tấm cách nhiệt; lợp mái bằng tol lạn, che tường bằng lưới đen, trồng cây quanh chuồng tạo bóng mát…
– Lắp hệ thống phun mưa trên mái.
– Tốt nhất là xây dựng chuồng kín với thiết bị làm mát là quạt hút công nghiệp và tấm làm mát cooling pad.
-Tạo thông thoáng trong chuồng nuôi: Sử dụng quạt, …
Lưu ý: Không nên dùng quạt trần nếu trần nhà không được xử lý cách nhiệt, vì sẽ thổi hơi nóng trên mái xuống lồng thỏ.
2, Chăm sóc- phòng bệnh:
– Vệ sinh quét dọn và rửa chuồng mỗi ngày 2 lần.
– Đảm bảo cung cấp đủ nước mát cho thỏ, pha Bcomplex điện giải, Gluco KC cho uống. Nước thuốc đã pha chỉ dùng trong ngày không để lưu sang ngày hôm sau.
– Cho thỏ ăn vào lúc mát(sáng sớm và tối) với thức ăn đảm bảo chất lượng, bổ sung thêm rau cỏ tươi hàng ngày. Theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp, loại bỏ thức ăn thừa.
– Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của đàn thỏ, phát hiện sớm những con có biểu hiện ho, sổ mũi, tiêu chảy để cách ly chăm sóc, điều trị.
– Tiêm phòng, điều trị một số bệnh: Bại huyết, nấm ghẻ, cầu trùng, Ecoli..trên đàn thỏ.
Xuân Anh – TTKNNB